Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Cách giữ top khi từ khóa lên TOP

Hiện tại SEO lên top đã khó giữ top thì lại là một vấn đề càng khó hơn.​
Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm giữ top của mình khi từ khóa đã lên top trong quá trình tìm tòi và học SEO như sau:​

1. Backlink​

- Một ngày chỉ cần đi từ 1-2 backlink chất lượng​
- Không cần đi nhiều lan man tránh dính link xấu bị tụt​

Danh Sách Diễn Đàn - Forum Dofollow có PR Cao Ở Nước Ngoài Để Đi SEO

Làm SEO ai cũng muốn tìm kiếm một danh sách diễn đàn dofollow có PR cao để xây dựng backlink cho mình. Tuy nhiên để tìm kiếm các diễn đàn dofollow chất lượng không phải đơn giản. Hôm nay tình cờ xóa bớt các file cho nhẹ máy phát hiện ra bộ sưu tập danh sách các diễn đàn nước ngoài vừa cho phép đặt backlinks dofollow  vừa có PR cao mà lúc trước khi học SEO, làm SEO mình sưu tầm lại. Hi vọng danh sách diễn đàn dofollow này có thể giúp ích cho mọi người.


Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Cách tạo sitemap cực nhanh và hiệu quả cho blogspot

Như các bạn đã biết, sitemap là thành phần không thể thiếu trong website của bạn, nó giúp cho các bộ máy tìm kiếm (Search Engines) dễ dàng crawls website của bạn. Tuy nhiên, đối với các blogger sử dụng blogspot thì vấn đề này bị hạn chế, bởi blogspot chỉ hỗ trợ sitemap cho 26 bài viết gần đây nhất thôi. Nếu blog của bạn có hàng trăm, hàng nghìn bài viết thì sao? với hạn chế như trên thì các search engines bots sẽ không thể nào index bài viết của các bạn được.

Trong quá trình làm blog và học SEO, mình có biết qua một số cách tạo site map cho blogger. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn 1 cách rất đơn giản mà ai cũng có thể làm được, với cách này blog của bạn sẽ nhanh chóng có được sitemap và bài viết của bạn cũng sẽ nhanh chóng được index. Cách này áp dụng được cho cả các blogspot dạng *.blogspot.com và dạng custom domain sử dụng blogspot như site của mình đây

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Có nên hiển thị id trên url khi viết lại đường dẫn?

Chắc hẳn rất nhiều bạn coder đã từng sử dụng chức năng viết lại đường dẫn (rewrite url) để trông thân thiện và tốt với bộ máy tìm kiếm hơn, vậy có khi nào bạn thắc mắc khi rewrite url ta có nên đặt id trên url không? Để giải đáp bài này hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng bàn luận về vấn đề này nhé.

Bản thân tôi là một coder và cũng không rành về SEO, nhưng tôi cũng từng viết lại đường dẫn và cũng có thắc mắc là có nên để id trên url khi viết lại đường dẫn không? Và vì là một coder nên tôi mong có gì sai các bạn bỏ qua cho và coi như đây là bài đọc xả stress cho bạn vì nội dung quá khôi hài.

Trước tiên ta mổ xẻ URL này nhé http://freetuts.netorial/tim-hieu-quy-trinh-load-model-trong-codeigniter-p17.html. Các bạn thấy tôi đã thêm một slug và id của bài post, như vậy có tốt cho SEO? Ta  sẽ đi vào phân tích 2 trường hợp:

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Cách xây dựng chiến lược từ khóa để SEO lên top

Một chiến dịch SEO tốt được chia thành 3 phần:

• Chiến lược từ khóa: Xác định các từ khóa nhắm mục tiêu cho công việc SEO của bạn. Các từ khóa được lựa chọn dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố, có khả năng dành chiến thắng và số lượng công việc cần thiết trong chiến dịch từ khóa. Do đó chủ đề chiến lược từ khóa này là trọng tâm của của nội dung học SEO này.

• On page: Tối ưu hóa các trang web của mình để làm cho chúng thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. On page bao gồm một tập hợp các phương pháp như: xây dựng nội dung, làm phong phú từ khóa, xây dựng cấu trúc website hợp lý , cung cấp sitemap cho các công cụ tìm kiếm, gắn thẻ nội dung, tối ưu hóa hình ảnh, video …

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Công thức đơn giản để SEO lên top nhanh

Hiện nay có tới hơn 200 nhân tố được rất nhiều người cho rằng có thể giúp ích cho SEO. Số lượng các nhân tố này ngày càng tăng lên, và vai trò của mỗi nhân tố cũng không rõ ràng. Do đó, nếu không cẩn thận bạn sẽ lạc vào 1 mê cung. Hãy nhận thức rõ vai trò của 1 vài nhân tố then chốt của SEO ngay từ khi bạn mới bắt đầu.

Các máy tìm kiếm hoạt động dựa trên hàng tỷ các thuật toán phức tạp. Các thuật toàn này cũng không ngừng nâng cấp, sửa đổi, cải tiến bởi các lập trình viên hàng đầu. Do đó, các nhân tố giúp ích cho SEO cũng luôn thay đổi, có thể thay đổi hoàn toàn, hoặc thay đổi cách thức thực hiện, hoặc thay đổi vai trò của chúng đối với việc SEO. Bạn có thể hình dung việc làm SEO bao gồm 1 bảng công việc giúp ích cho website. Google sẽ cho điểm website của bạn dựa trên 1 ma trận các yếu tố SEO. Tổng điểm của website sẽ là cơ sở để Google hình thành danh sách các website cho kết quả tìm kiếm của mình.

Có rất nhiều các yếu tố SEO, nhưng tổng kết lại, chúng ta có thể phân loại các nhân tố đó thành 2 nhóm chính: các nhân tố "on-page" và các nhân tố "off-page". "On-page" được hiểu là các nhân tố thực hiện trên chính website của bạn, do bạn nắm quyền chủ động. Xây dựng bộ code như thế nào, cung cấp nội dung như thế nào chính là các ví dụ điển hình của "on-page SEO". "Off-page" có thể hiểu như những yếu tố môi trường tác động tới website của bạn, không do bạn chủ động và quyết định. Nói cách khác "on-page" là cách website của bạn tự thể hiện và "off-page" là cách website của bạn được nhìn nhận, vị trí của nó trong môi trường Internet.


Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

6 Câu hỏi phổ biến đối với người mới học SEO

Hiện nay, SEO không còn là một điều quá mới mẻ. Nếu như thời gian trước đây, nhiều người còn không biết SEO là gì? hay Tại sao phải làm SEO v.v.. Thì hiện tại với xu hướng “người người làm SEO, nhà nhà tìm hiểu SEO” đã cho thấy rằng SEO đang là một lĩnh vực, một nghề khá “hot” trong giới CNTT và dân freelancer.

1. SEO là gì?

SEO (đọc là “seo” hoặc “ét-i-ô” tùy người) được viết tắt từ Search Engine Optimization, có nghĩa là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm. Nói một cách đơn giản hơn, bạn sẽ làm mọi cách để website của bạn dễ dàng được các bộ máy tìm kiếm (như Google, Bing, Yahoo,…) tìm ra, đánh giá tốt và ưu tiên hiển thị trên các kết quả tìm kiếm.

Tại Việt Nam, Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất (chiếm 98%) nên ở bài viết này, tôi mặc định là chúng ta chỉ làm việc trên Google.